Polaroid
Cô bé Xa Diễm có đôi mắt đen lóng lánh
và một trái tim thơ ngây non nớt, chỉ
sống vẻn vẹn 8 năm. Câu cuối cùng cô
bé nói là: "Con đã từng được sống! Và
con rất ngoan!". Xa Diễm hy vọng được chết vào mùa
thu. Thân thể gầy gò của em giống một
bông hoa nở theo mùa. Khi hoa vàng
nở khắp mặt đất và những chiếc lá rơi
chao liệng khắp nơi, em sẽ thấy cả
những đàn nhạn di cư bay ngang trời xa. Ngày 30/11/1996 (20/10 âm lịch),
"cha" Xa Sĩ Hữu phát hiện một hài nhi
mới sinh bị vứt bỏ đang thoi thóp và
lạnh toát trong đống cỏ bên chân một
cây cầu nhỏ ở thị trấn Vĩnh Hưng, ngực
hài nhi cài một mẩu giấy nhỏ, chỉ ghi vắn tắt "20 tháng 10, 12 giờ đêm". Khi đó, cha Xa Sĩ Hữu tròn 30 tuổi, nhà
ở tổ 2, thôn Vân Nha, thị trấn Tam Tinh,
huyện Song Lưu, tỉnh Tứ Xuyên. Vì nhà
nghèo quá, không cưới được vợ, nếu
cha nhận nuôi thêm đứa trẻ này, có lẽ
càng chẳng bao giờ có cô nào chịu lấy cha nữa. Vì vậy, nhìn đứa trẻ còi như con mèo
bé vừa khóc vừa ngáp ngáp thút thít,
Xa Sĩ Hữu mấy lần nhặt lên rồi lại đặt
xuống, bỏ đi rồi lại ngoái lại nhìn, đứa
bé thân mình đầy bùn đất lạnh, tiếng
khóc yếu ớt, nếu không ai cứu, chả mấy mà đứt sinh mệnh! Cắn răng, anh
ôm đứa bé lên lần nữa, thở dài nói:
"Thôi thì tao ăn gì, mày ăn nấy!". Những đứa trẻ số phận đau khổ
thường khác người. Từ lúc 5 tuổi, em
rất biết ý thức giúp cha làm việc nhà,
giặt giũ quần áo, nấu cơm, cắt cỏ em
đều biết làm thành thạo. Vào học lớp một, Xa Diễm biết mình
phải cố gắng. Em xếp thứ nhất trong
lớp, làm người cha mù chữ của mình
cũng mở mày mở mặt với làng xóm. Tháng 5/2005, Xa Diễm thường bị chảy
máu cam. Một buổi sáng ngủ dậy định
rửa mặt, đột ngột em phát hiện cả chậu
nước rửa mặt đã biến thành màu hồng.
Nhìn kỹ, là máu mũi đang nhỏ giọt
xuống, không cầm máu được. Xa Diễm mắc bệnh máu trắng (bạch cầu cấp -
acute leucimia). Chi phí điều trị căn bệnh này vô cùng
đắt đỏ, thông thường điều trị cơ bản đã
cần 300 nghìn nhân dân tệ (tương
đương 600 triệu VND), Xa Sĩ Hữu
choáng váng. Ông quyết định bán cái
duy nhất có thể ra tiền là căn nhà xây bằng gạch mộc, gạch chưa nung của
mình. Nhưng nhà thì quá rách nát, lúc
đó không thể tìm ra ai muốn mua nó. Hôm đó về nhà, một đứa trẻ từ nhỏ đến
lớn chưa từng vòi vĩnh cha bất cứ điều
gì, đã đòi cha hai yêu cầu: Em muốn có
một tấm áo mới, và em muốn được
chụp một bức ảnh. Em giải thích cho
cha: "Sau này, khi con không còn nữa, nếu cha nhớ con, cha có thể nhìn con ở
trong ảnh". Ngày hôm sau, cha Xa Sĩ Hữu nhờ
người cô đi cùng đưa cháu lên thị trấn,
tiêu hết 30 tệ (60.000 VNĐ) mua một
bộ quần áo mới, Xa Diễm tự mình chọn
một chiếc quần cộc màu hồng phấn,
người cô chọn cho Xa Diễm một chiếc váy trắng chấm đỏ, nhưng khi Xa Diễm
mặc thử, thấy tiếc rẻ nên lại cởi ra. Ba người đi đến tiệm chụp ảnh, Xa Diễm
mặc bộ đồ màu hồng mới tinh, ngón
tay đưa ra hình chữ V, cố gắng mỉm
cười, nhưng cuối cùng cũng không
kìm được để nước mắt chảy ra. Em đã
không thể đến trường nữa, em xách cái cặp đứng trên con đường nhỏ đầu
làng, mắt ươn ướt. Nếu không có một phóng viên tên là
Truyền Diễm của tờ "Thành Đô buổi
chiều", thì chắc Xa Diễm sẽ chỉ như một
phiến lá cây khô rụng xuống, lẳng lặng
bị cuốn đi theo gió. Cô phóng viên này sau khi biết tin từ
bệnh viện, đã viết một bài báo, kể lại
toàn bộ câu chuyện của Xa Diễm. Sau
khi bài báo "Đứa trẻ 8 tuổi tự lo hậu
sự" được đăng, cả thành phố Thành Đô
đều bị cảm động, cả mạng Internet toàn Trung Quốc cũng cảm động. Có một phong trào lan truyền trên
khắp Trung Quốc, trong cả đời sống
thật của thế giới người Hoa lẫn trên
mạng ảo, những người có lòng tốt bắt
đầu quyên góp để cứu sinh mệnh
mong manh của cô bé. Trong vòng mười ngày, con số quyên
góp từ toàn thể người Hoa đã lên tới
560.000 nhân dân tệ, đủ để chi phí
phẫu thuật, và hy vọng cuộc sống của
Xa Diễm lại được thổi bùng lên từ bao
nhiêu trái tim nhân ái. Xa Diễm chịu đựng đợt hóa trị khó
chịu. Trong cửa kính, Xa Diễm nằm trên
giường truyền dịch, đầu giường đặt
một chiếc ghế, ghế để một cái âu nhựa,
thỉnh thoảng em quay người sang đó
nôn. Sự kiên cường của đứa bé khiến người
lớn cũng kinh ngạc. Bác sĩ Từ Minh,
người điều trị chính cho em giải thích,
giai đoạn hóa trị, đường ruột và dạ dày
sẽ phản ứng kịch liệt, thời gian đầu mới
hóa trị, mỗi lần Xa Diễm nôn đều nhiều, nửa âu, nhưng đến "ho" một tiếng
cũng không. Trong lúc kiểm tra tuỷ xương khi nhập
viện, mũi tiêm đâm từ ngực, em "không
khóc, không kêu la, cũng không chảy
nước mắt, đến động đậy cũng không
dám". Hai tháng hóa trị, Xa Diễm qua được
chín cửa "quỷ môn quan", sốc nhiễm
trùng, bệnh bại huyết septicemia, tan
máu, xuất huyết ồ ạt đường tiêu hóa...
lần nào cũng "hung hóa cát". Những liệu trình đều do các bác sĩ
huyết học Nhi hàng đầu của tỉnh và
Trung Quốc chẩn đoán quyết định,
hiệu quả rất khả quan. Bệnh máu trắng
căn bản đã được khống chế. Tất cả
đang chờ tin Xa Diễm lành bệnh. Nhưng những bệnh tật đi theo những
tác dụng phụ của hóa chất trị liệu rất
đáng sợ. Và so với hầu hết những đứa
trẻ bị bệnh máu trắng khác, thể chất Xa
Diễm rất yếu ớt. Sau đợt phẫu thuật, sức
khỏe Xa Diễm càng kém. Buổi sáng ngày 20/8, em hỏi phóng
viên Truyền Diễm: "Dì ơi, xin dì cho con
biết, vì sao mọi người quyên góp tiền
cho con?" "Bởi vì họ đều có lòng tốt!"
"Dì ơi, con cũng làm người tốt". "Bản
thân con đã là một người tốt. Những người tốt sẽ giúp đỡ nhau, mới làm nên
những điều càng thiện lương". Xa Diễm
móc từ dưới gối ra một cuốn vở bài tập,
đưa cho Truyền Diễm: "Dì ơi, đây là di
chúc của con...". Phóng viên Truyền Diễm kinh ngạc, vội
vã mở vở ra, quả nhiên là những việc
Xa Diễm thu xếp hậu sự. Đây là một đứa
trẻ tám tuổi sắp về cõi chết, nằm bò trên
giường bệnh dùng bút chì nắn nót viết
ba trang "Di chúc". Vì em còn nhỏ quá, còn nhiều chữ Hán
chưa học nên chưa viết được hết, còn
có những chữ viết sai. Xem có thể biết
em không thể viết một mạch bức thư
này, mà viết sáu đoạn. Mở đầu là "Dì Truyền Diễm", kết thúc là
"Tạm biệt dì Truyền Diễm". Suốt cả bức
thư, chữ "Dì Truyền Diễm" xuất hiện 7
lần, và 9 lần gọi tắt là Dì. Phía sau 16 chữ xưng hô này, tất cả là
những điều "nhờ vả dì làm hộ" khi em
lìa đời. Và còn cả lời muốn qua phóng
viên "cảm ơn" và "tạm biệt" với cả thế
giới. "Tạm biệt dì, chúng ta sẽ gặp nhau
trong mơ. Dì Truyền Diễm, nhà cha con
sắp sập rồi. Cha đừng buồn, xin cha
cũng đừng nhảy lầu. Dì Truyền Diễm
xin dì trông coi bố con. Dì ơi, cái tiền của con cho trường con
một ít ít, cảm ơn dì chuyển lời cảm tạ tới
Hội trưởng Hội Hồng thập tự. Con chết
xong, mang hết chỗ tiền còn lại chia ra
cho những người mắc bệnh giống con,
giúp họ đỡ bị bệnh hơn...". Bức di chúc làm Truyền Diễm giàn giụa
nước mắt, khóc không thành tiếng. Nhìn Xa Diễm đau bụng lăn lộn, bác sĩ
và y tá đều bật khóc. Tất cả mọi người
đều muốn gánh đau cho em, nhưng
không thể làm gì được.
Bia mộ Xa Diễm có dòng chữ:
Bia mộ Xa Diễm có dòng chữ: "Con đã từng được sống và con rất ngoan". Tám tuổi. Xa Diễm đã thoát được cơn
bệnh tật quái ác, và ra đi an lành. Trên bia mộ, một bức ảnh Xa Diễm cười
mím mím, tay cầm một bông hoa dại bé
xíu. Mặt chính của bia chỉ ghi vỏn vẹn:
"Con đã từng được sống, con rất
ngoan! (30/11/1996-22/8/2005)". Mặt sau bia có ghi vài lời đơn giản giới
thiệu thân thế Xa Diễm, câu cuối cùng
là: "Trong những năm Em sống, Em đã
được nhận những ấm áp của con
người. Xin Em yên nghỉ, thiên đường có
Em nên thiên đường càng đẹp đẽ". Theo đúng chúc thư, 540.000 Nhân
dân tệ còn thừa lại chia thành những
tặng vật chia cho những em bé khác bị
mắc bệnh máu trắng. Bệnh viện còn ghi
lại tên của 7 bệnh nhân nhi này, Dương
Tâm Lâm, Từ Lê, Hoàng Chí Cường, Lưu Linh Lộ, Trương Vũ Tiệp, Cao Kiện,
Vương Kiệt. Những bệnh nhân này lớn nhất là 19
tuổi, nhỏ nhất là 2 tuổi, đều là những
em gia đình quá nghèo, đang giãy giụa
giữa sự sống và cái chết. Ngày 24/9, ca phẫu thuật đầu tiên
thành công dành cho bệnh nhân được
nhận viện phí từ Xa Diễm, là cô bé Từ Lê
ở bệnh viện Hoa Tây. Sau phẫu thuật,
Từ Lê mỉm cười với gương mặt trắng
xanh, nói: "Xa Diễm, hãy yên nghỉ, về sau này, bia mộ của chúng tôi cũng sẽ
ghi thêm một dòng như nhau: Tôi đã
từng đến trong đời này, và tôi rất
ngoan!"

Câu chuyện thương
tâm của cô gái bán
trinh cứu mẹ Người mẹ bị suy thận, không còn
người thân để bấu víu, gia cảnh bần
hàn kiệt quệ, Nguyễn Thị Thanh Tr.
đã gạt nước mắt hi sinh mối tình 5
năm liền để bán "cái ngàn vàng"
chạy chữa cho mẹ. Câu chuyện có thật 100% này đã được
bác sỹ Lê Thị Kim Dung, trưởng khoa
sản phụ khoa, Trung tâm y tế Thái Hà
chia sẻ. Bán "cái ngàn vàng" để...cứu mẹ Không phải trường hợp nào màng
trinh bị "rách" đều được bác sỹ thực
hiện phẫu thuật để vá lại như ban đầu.
Chỉ những cô gái bị xâm hại thực sự
mới được vá "cái ngàn vàng" miễn
phí. Những trường hợp bị xâm hại phải có giấy chứng nhận của cơ quan
công an hoặc đơn vị chức năng có liên
quan. Bác sỹ Dung tâm sự rằng, bà không cổ
xúy việc các cô gái quan hệ bừa bãi
trước hôn nhân, tuy nhiên cũng
không nên cho rằng phụ nữ cứ
không giữ được cái màng mỏng manh
đó là hư hỏng, xấu xa. "Tôi đã từng gặp rất nhiều trường hợp cô gái
bị mất màng trinh rất đáng thương,
thậm chí họ còn là người đáng trân
trọng. Nguyễn Thị Thanh Tr. quê ở
Phú Thọ là một trường hợp khiến tôi
thương xót nhất. Ngày hôm đó, tôi đang trực tại khoa
thì có hai mẹ con tay xách nách mang
lỉnh kỉnh đồ đạc. Người mẹ một tay
xách chiếc làn nhựa màu đỏ đã cũ, tay
kia nắm chặt chiếc khăn đen đội đầu.
Đứa con gái mặt nhỏ, ánh mắt rầu rĩ sợ sệt. Cả hai mẹ con đều có chung
một điểm là gầy và xanh xao quá
mức. Hai người đến từ sớm nhưng cứ
ngồi ở hàng ghế chờ mà không thấy
lên đăng ký ghi vào sổ khám chữa
bệnh. Mãi đến gần 12h trưa, chờ đến người
khách cuối cùng ra về, người mẹ mới
đi về phía Trưởng khoa trình bày
hoàn cảnh. Chỉ những trường hợp bị
xâm hại mới được vá miễn phí còn
trường hợp tự nguyện thì không thuộc diện này. Tr. thuộc diện thứ hai,
tức cô "tự nguyện" quan hệ tình dục
nên mới đánh mất cái ngàn vàng.
Nhưng cô vẫn được thực hiện miễn
phí bởi câu chuyện cuộc đời của cô gái
này quá đau lòng. Người đời gian dối nhiều, và việc tin một cô gái bán trinh
tiết để chữa bệnh cho mẹ dường như
vô lý. Và tôi đã tin. Tôi không chỉ tin
vào tờ giấy chứng nhận tình trạng sức
khỏe của bà mẹ, giấy chứng nhận hộ
nghèo mà còn tin bởi sự thật thà phúc hậu của cô gái và sự đau đớn tột cùng
trên khuôn mặt người mẹ. Đến bây giờ
đôi mắt khổ hạnh tủi phận của người
mẹ ấy vẫn còn ám ảnh tôi". Bố Tr. mất do một tai nạn không thể
tưởng tượng được: Ngã khi đang lợp
mái nhà cho hàng xóm vì say thuốc
lào. Vậy là từ năm cô mới 9 tuổi đã
phải sống côi cút cùng người mẹ
thường xuyên lên cơn hen xuyễn. Học xong lớp 12, thảm họa lại tiếp tục
đổ xuống đầu hai mẹ con khi được tin
mẹ cô bị suy thận. Vậy là ước mơ học
đại học của cô vỡ vụn. Cô giấu nhẹm
tờ giấy báo nhập học vì sợ mẹ buồn
dù bao đêm cô ngồi đằng sau nhà khóc không lên tiếng. Ảnh minh họa Tr. ngoan hiền xinh xắn, đặc biệt nổi
trội là nước da trắng hồng nên được
khá nhiều chàng trai trong làng
"trồng cây si" trong đó có Nguyễn
Hoàng Th.. Hai người đã có tình cảm từ
khi còn học cùng lớp 10, cho đến khi Th. đi học đại học ở Hà Nội vẫn một
mực yêu thương cô. Tình yêu được
bắt nguồn từ tình thương càng ngày
càng bền chặt. 5 năm yêu nhau, Th. đã
ngỏ ý muốn cùng cô xây dựng hạnh
phúc gia đình. Suốt mấy năm ròng chạy thận cho mẹ,
bao nhiêu tiền của ném vào cũng
không xuể. Họ hàng làng xóm
thương tình cho vay một ít tiền nhưng
rồi họ không thể cho vay được mãi
khi thấy khả năng trả nợ của mẹ con cô là không thể. Biết được hoàn cảnh khó khăn của Tr.,
mụ tú bà cùng làng đã lân la gạ gẫm
bán đi "cái ngàn vàng" để lấy tiền
chữa bệnh cho mẹ. Nhiều đêm Tr. mất
ngủ suy nghĩ về lời đề nghị của mụ tú
bà. Tiền chạy thận cho mẹ trong những ngày tới chưa biết xoay ở đâu,
trong khi đó 10 triệu đồng là khoản
tiền lớn mà từ trước đến nay mẹ con
cô chưa bao giờ được cầm đến.
Nhưng nghĩ đến Th., người đã
thương yêu giúp đỡ hai mẹ con trong suốt 5 năm qua cô lại thấy mình có lỗi.
Hai người đã bàn đến chuyện hôn
nhân mà giờ cô lại mang thứ quý giá
nhất của người con gái để bán lấy tiền
thì làm sao có thể chấp nhận được. Cô
sẽ không còn một chút giá trị nào trước mặt anh nữa. Nếu có lấy nhau,
Th. còn tôn trọng một người con gái
không giữ được đức hạnh nữa
không? Suy nghĩ đó cứ dằn vặt cô
mãi. Cuối cùng cô quyết định, sẽ rời xa
Th., sẽ không lấy chồng nữa để nhắm mắt đi theo mụ tú bà bán "cái ngàn
vàng". Kể từ ngày ấy, cô tìm mọi cách tránh
mặt người yêu mà không một lời giải
thích. Nhìn người yêu đau khổ vật vã
vì nghĩ bị phụ tình khiến những
tháng ngày sau đó của cô sống trong
day dứt tột cùng. Cô chỉ ước mình có thể nói ra được tất cả suy nghĩ của
mình để nhẹ bớt cõi lòng. Nhưng cô
không thể. Thà anh đau khổ vì bị cô
phụ tình còn hơn để anh biết được sự
thật về sự trinh trắng của cô đã bị một
gã "dê già" lấy đi. Biết được thông tin sẽ được vá "cái
ngàn vàng" miễn phí, cô cùng mẹ đã
lặn lội đường xa đến để mong được
các bác sỹ vá lại cuộc đời cho mình. Cô
không hề muốn lừa dối, nhưng chỉ có
cách này mới có thể giúp cô tự tin đến với người yêu, giúp cô làm lại cuộc đời. "Vá" lại quá khứ tối tăm Đến nơi vá lại "cái ngàn vàng" này còn
có nhiều trường hợp oái oăm khác mà
bác sỹ không thể nhớ hết. Rất nhiều
người trong số họ sử dụng dịch vụ
này không phải để lừa dối bạn đời mà
để “vá” lại quá khứ thương đau. Bác sỹ Dung đã từng dùng những lời
lẽ gay gắt để quát một sinh viên y
khoa đến đây để vá "cái ngàn vàng".
"Còn gì bực hơn khi chính đồng
nghiệp tương lai của mình lại đi làm
cái việc ấy. Việc quan hệ với bạn trai trước hôn nhân đáng lên án một thì
việc quan trọng hóa cái màng trinh
đến nỗi phải đi vá lại nó đáng lên án
mười. Là một sinh viên y khoa thì phải hiểu
mỗi bộ phận của cơ thể có một chức
năng riêng, màng trinh chỉ có chức
năng ngăn không cho chất bẩn lọt
vào âm đạo nhằm bảo vệ cơ quan sinh
dục ở phía bên trong, chứ không có chức năng bảo vệ đức hạnh. Tuy
nhiên cô sinh viên đó giải thích, cô ấy
vá lại là một phương thuốc chữa bệnh
tâm lý cho chính bản thân mình. Cô vá
màng trinh là để “vá” lại quá khứ đau
khổ triền miên với người bạn trai sở khanh, quên đi những trận đòn hành
hạ cô trong suốt 2 năm liền. Cô bé còn
nói: "Cháu vá lại để từ giờ cảnh giác
hơn với bọn đàn ông, và để nhắc nhở
chính bản thân mình" - bác sỹ Dung
kể lại. Chuyện những cô gái vá lại "cái ngàn
vàng" để tự tin đi tiếp trong cuộc sống
sau một lần bị vấp ngã không phải là
chuyện hiếm trong những câu chuyện
ở Trung tâm này. Bác sỹ Dung chia sẻ,
có cô sinh viên quê ở Hà Nam yêu một người đến lúc sắp cưới nhưng rồi lại
chia tay. Chàng trai ngã lòng trước một
người con gái khác. Vì đã lỡ trao cuộc
đời con gái nên cô cắn răng chịu đựng
sự phản bội của hắn, tìm mọi cách
khuyên nhủ mong hắn thay tâm đổi tính và quay lại. Biết được "yếu thế" của cô, hắn càng
ngày càng coi cô không ra gì và lăng
nhăng với nhiều cô gái khác. "Già néo
đứt dây", sức chịu đựng của con
người có giới hạn, cuối cùng cô đành
chia tay để tìm sự thanh thản và không làm cho lòng tự trọng của
mình bị tổn thương thêm nữa. Cũng
từ khi ấy, cô không thể mở lòng với
bất kỳ một người đàn ông nào dù họ
có tốt đến đâu. "Cháu không đủ sức
để làm lại. Cháu không thể mở lòng với ai khi nghĩ mình không còn trong
trắng. Vì thế chỉ có đi vá lại cháu mới
có đủ dũng cảm để bắt đầu một cuộc
sống mới" - cô gái ấy chia sẻ với bác sỹ
Dung trong nước mắt.